Review chi tiết Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (hay Nhà thờ gỗ Kon Tum) là một nhà thờ Công giáo nằm tại số 13 đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Việt Nam, được hoàn thành năm 1918. Đây là nhà thờ chánh tòa của Giáo phận Kon Tum. Nhà thờ...
Đôi nét về Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Trong bài viết này, hãy cùng Dacsankontum khám phá một địa điểm đặc biệt ở Kon Tum - một tỉnh đẹp và nổi tiếng ở cực bắc Tây Nguyên Việt Nam. Địa điểm này sẽ đưa bạn đến với một không gian yên bình, thanh tịnh của thiên nhiên, và phong cảnh đẹp mê hồn. Đó chính là Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum - một trong những địa điểm du lịch được yêu thích nhất của Kon Tum.
TĂNG CƯỜNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU VÀ THÚC ĐẨY DOANH SỐ
YOUR BRAND HERE
Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (hay Nhà thờ gỗ Kon Tum) là một nhà thờ Công giáo nằm tại số 13 đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Việt Nam, được hoàn thành năm 1918. Đây là nhà thờ chánh tòa của Giáo phận Kon Tum. Nhà thờ chánh tòa Kon Tum cách Hà Nội 1.234 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 651 km.
Nhà thờ gỗ Kon Tum được làm bằng gỗ cà chít (sến đỏ) (trần và tường được xây bằng đất trộn rơm) thiết kế theo kiến trúc Roman, phối hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na từ những đường nét họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu nên đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng của người Tây Nguyên. Nhà thờ là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc.
Nhà thờ được xây dựng bởi những người thợ mộc lành nghề đến từ Bình Định và Quảng Ngãi. Vật liệu chiếm số lượng nhiều nhất là gỗ cà chít. Trần và tường được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền Trung Việt Nam. Trên tường rơm là những bức tranh kính màu rực rỡ về Chúa, Đức Mẹ.
Khu hoa viên của nhà thờ có bức tượng Đức Mẹ hai tay nâng bế Chúa Hài Đồng được làm từ một thân gỗ nguyên sơ, tạc theo phong cách mộc mạc của các dân tộc Tây Nguyên. Ngoài ra, thánh giá và các tượng trang trí bên ngoài lẫn bên trong nhà thờ như các con chiên, tượng thánh được làm bằng gốc rễ cây rừng càng làm không gian mang đậm màu sắc Tây Nguyên.
Nhà thờ gỗ Chính tòa Kon Tum – báu vật nằm giữa núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn là một công trình kiến trúc tôn giáo rất độc đáo với tuổi đời lên đến hàng thế kỷ, là niềm tự hào bao đời nay của người dân Kon Tum.
Nhà thờ gỗ Kon Tum – cái tên dân dã mà người dân nơi đây vẫn thường gọi bởi công trình này được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ cà chít. Đây được xem là di tích cổ kính và đẹp nhất của thành phố xinh đẹp này.
Nhà thờ tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, được xây dựng vào năm 1913, đến năm 1918 thì hoàn thành và còn tồn tại đến ngày nay.
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Nhà thờ Chính tòa Kon Tum do chính một vị linh mục người Pháp thiết kế và khởi xướng. Kiến trúc của nhà thờ được thiết kế hài hòa giữa kiểu kiến trúc Roman và nhà sàn gỗ của người Ba Na. Một sự kết hợp đặc sắc giữa văn hóa Tây phương và văn hóa mạng đậm bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên.
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Nhà thờ gỗ Kon Tum là sự kết hợp của lối kiến trúc Châu Âu và nhà sàn gỗ của đồng bào Tây Nguyên (Ảnh: Sưu tầm)
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Mái nhà thờ thiết kế theo kiến trúc nhà sàn đặc trưng của người Ba Na (Ảnh: Sưu tầm)
Vật liệu để xây dựng lên nhà thờ cũng rất đặc biệt, không phải bằng đá như nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), cũng không phải bằng gạch hay bê tông cốt thép như những nhà thờ khác mà hoàn toàn bằng gỗ tốt nhất thời bấy giờ. Cà chít (sến đỏ) – loại gỗ đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng nhà thờ. Qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đến từ Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi… công trình đã được dựng lên, các tấm gỗ được kết dính với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng đinh. Nhà thờ là công trình kiệt tác bằng gỗ mang phong cách Basilica duy nhất còn lại trên thế giới.
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Gỗ cà chít được sử dụng để xây dựng nhà thờ (Ảnh: Sưu tầm)
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Nhà thờ phủ lên mình một màu nâu ấm áp của gỗ sến đỏ (Ảnh: Sưu tầm)
Toàn bộ nhà thờ là một công trình khép kín với bố cục hài hòa bao gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày, nhà rông, cô nhi viện, cơ sở mộc, cơ sở may, dệt thổ cẩm.
Nhà thờ luôn mở cửa để du khách vào tham quan hàng ngày. Trong khuôn viên có đặt tượng Đức Cha Martial Jannin Phước – vị Giám mục đầu tiên tại Kon Tum. Đây là một vị giám mục người Pháp, ông đã có công lớn trong việc truyền đạo và thiết lập Giáo phận Tông Tòa Kon Tum.
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Tượng Đức Cha Martial Jannin Phước đặt trong khuôn viên nhà thờ (Ảnh: Sưu tầm)
Phía bên ngoài, mặt chính của nhà thờ cao 24m,chia thành bốn tầng, càng lên cao càng nhỏ dần. Tầng 2 có các khung kính tạo thành ô cửa sổ hình tròn tạo nên vẻ rực rỡ cho nhà thờ. Trên đỉnh là một cây thánh giá bằng gỗ thể hiện sự uy nghiêm nơi thánh đường.
Bước vào giáo đường bạn sẽ cảm thấy thán phục những con người đã xây dựng lên công trình kiệt tác này. Những hàng cột được gắn kết với nhau bằng các vòng cung tạo thành hình vòm, mở ra một không gian rộng, cao và thoáng. Trên những cột gỗ đen bóng được trang trí nhiều họa tiết độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao nguyên đầy nắng và gió đem đến một cảm giác hết sức gần gũi.
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon TumNhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Bên trong nhà thờ gỗ Kon Tum (Ảnh: Sưu tầm)
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Các chi tiết bên trong nhà thờ được chạm khắc tinh xảo (Ảnh: Sưu tầm)
Trên các vách gỗ điểm những khung cửa sổ bằng kính vẽ lại điển tích trong kinh thánh với nhiều màu sắc rực rỡ.
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon TumNhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon TumNhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Những bức tranh kính nhiều màu sắc (Ảnh: Sưu tầm)
Trên tầng 2 của giáo đường có một phòng truyền thống lưu giữ những hiện vật, bút tích,tài liệu kể lại lịch sử quá trình truyền giáo vào Kon Tum từ nửa cuối thế kỷ XIX và sự phát triển của đạo giáo đến ngày nay.
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Không gian trưng bày bên trong nhà thờ gỗ Kon Tum (Ảnh: Sưu tầm)
Bạn có thể đến khám phá ngôi nhà thờ độc đáo này bất cứ vào thời điểm nào trong năm. Nếu đến vào mùa hoa đậu nở, bạn sẽ bắt gặp sắc hồng xen lẫn trắng của những con đường hoa trải dài. Nếu đến vào dịp lễ Giáng Sinh, bạn sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt khi nơi đây hội tụ hàng ngàn giáo dân từ các nơi trong vùng về đây dự lễ, cầu nguyện. Trong những ngày lễ còn diễn ra những phiên chợ nhỏ, bày bán những sản phẩm thủ công do chính người dân từ các buôn làng làm ra. Nếu đến nhà thờ vào những ngày bình thường thì cũng đừng buồn nhé, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên, trầm mặc mang nét gì đó rất riêng, làm tâm hồn ta thư thái hơn sau những bộn bề cuộc sống ngoài kia.
Nhà thờ gỗ Kon Tum – Nhà thờ chính toà Kon Tum
Không khí Giáng Sinh tại nhà thờ gỗ Kon Tum (Ảnh: Sưu tầm)
Trải qua hàng thế kỷ nhưng ngôi nhà thờ vẫn đứng đó hiên ngang mặc cho mưa gió bão bùng như chính tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên. Đây chắc chắn là một điểm du lịch hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Kon Tum.